3 Mức phạt nồng độ cồn 2020 lên tới 40 triệu anh em phải xem ngay trước Tết
Hôm qua 3/1/2020 là ngày thứ 3 lực lượng CSGT áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Trong quá trình CSGT thực hiện công tác xử phạt các lỗi vi phạm an toàn giao thông theo Nghị định mới, nhiều tài xế có nồng độ cồn cao đã "ngã ngửa" khi phải ký nhận mức phạt tăng cao nhiều lần so với trước đây.
Điển hình là trường hợp tài xế ô tô tải vi phạm nồng độ cồn mức 0,719miligam/l khí thở đã phải chịu mức phạt tiền 35 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX 23 tháng; hoặc trường hợp lái xe máy bị xử phạt tới 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 23 tháng vì đo được nồng độ cồn 0,489 miligam/1lít khí thở.
Theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế.
Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
Ô tô: 06 - 08 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng
Xe máy: 02 - 03 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng
Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 - 100.000 đồng
Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
Ô tô: 16 - 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng
Xe máy: 04 - 05 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng
Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 - 400.000 đồng
Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
Ô tô: 30 - 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng
Xe máy: 06 - 08 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng
Xe đạp: 600 - 800.000 đồng
Hãy chú ý tránh tình trạng phạt mà không rõ luật nhé các anh!
Theo dõi thông tin công nghệ tại Remax và lựa chọn cho mình những phụ kiện điện thoại thông minh nhế
Chủ đề tương tự
- Apple khởi động sự kiện đặc biệt mang tên One More Thing
- Apple đổi miễn phí tai nghe AirPods Pro bị lỗi
- Đằng sau việc Apple loại bỏ phụ kiện tặng kèm cho iPhone 12
- Google đang phải trả cho Apple hàng tỷ USD mỗi năm để làm chủ Safari
- Apple, Amazon, Microsoft và cuộc đua trở thành công ty 2.000 tỉ đô đầu tiên