[Cảnh báo] Việt Nam lọt top 10 có lượng website bị tấn công nhiều nhất trên thế giới
Theo đó, chỉ riêng trong quý 3 năm 2019, Việt Nam có hơn 2.500 trang web bị tấn công, xếp thứ 10 trong top các nước có lượng website bị hack nhiều nhất trên thế giới.
Có lẽ thông tin này không quá bất ngờ với nhiều người khi ngày nào cũng xuất hiện những tin rác, phần mềm độc hại liên tục xuất hiện trong máy tính xách tay cá nhân,...
Cụ thể, theo thống kê thu thập được từ an ninh mạng của công ty CyStack cho thấy, số vụ tấn công website trong riêng quý 3 năm nay đã đạt tới con số 2.523, tăng lên 113% so với cùng kỳ năm ngoài, trong đó có cả các miền .com, .vn và .net.
Trên thế giới, quý 3 đã có khoảng 127.367 website bị tấn công. Theo đó, mỗi phút trôi qua lại có thêm một website bị xâm phạm.
Những hậu quả nghiêm trọng sau khi để website rơi vào tay tin tặc:
- Ăn cắp dữ liệu doanh nghiệp.
- Thay đổi giao diện web, chèn mã độc hại vào website.
- Điều hướng người dùng để thực hiện các hành vi lừa đảo,...
Việt Nam- nguồn tấn công mạng hàng đầu.
Có vẻ như Việt Nam là một mẻ cá lớn khi liên tục bị các hacker nhòm ngó. Cụ thể, theo TTO, Việt Nam xếp thứ 3 trên thế giới và chỉ đứng thứ 2 trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương về nguồn tấn công từ chối dịch vụ mạng DoS trong quý 2 năm 2019.
Theo đó, con số DoS được ghi nhận riêng trong quý 2 năm nay đã tăng đến 1040,41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, một nhà mạng của Việt Nam là VNPT đứng thứ 2 trong danh sách các nhà mạng có nguồn tấn công DoS nhiều nhất thế giới với tỉ lệ 6,13%, sau nhà mạng DigitalOcean của Mỹ (16.29%).
Theo báo cáo, một nhà mạng của Việt Nam là VNPT đứng thứ 2 trong danh sách các nhà mạng có nguồn tấn công DoS nhiều nhất thế giới với tỉ lệ 6,13%, sau nhà mạng DigitalOcean của Mỹ (16.29%).
DoS là hình thức tấn công đã có từ lâu nhưng nay vẫn được kẻ tấn công ưa thích sử dụng để thực hiện các ý đồ xấu. DoS về cơ bản không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức bị tấn công. DoS có thể được thực hiện với nhiều kỹ thuật khác nhau.
Trong những năm gần đây, cổng dịch vụ sử dụng giao thức UDP đang được phần lớn tin tặc huy động mở cổng.
Các thiết bị này có thể bị hủy động dễ dàng để thực hiện tấn công DRDoS (Distributed Reflection Denial-of-Service - tấn công từ chối dịch vụ phản xạ phân tán) đem lại hiệu quả tấn công lại rất cao. Rất nhiều giao thức tầng ứng dụng hiện nay đều có điểm yếu, lỗ hổng cho phép thực hiện tấn công này.
Từ đó, hiện tại ở Việt Nam, lượng máy chủ và thiết bị có thể trở thành nguồn phát tán tấn công DRDoS. CHính vì thế, Việt Nam là nguồn cung dồi dào cho các tin tặc, và tất nhiên không thoát khỏi tầm ngắm.
Nhìn chung, khi công nghệ ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc những kẻ ở trước màn hình máy tính trong góc tối nào đó sẽ liên tục thực hiện hành vi có hại cho người dùng, nhằm trục lợi cá nhân.
Chính vì thế, người dùng hãy thực sự cẩn trọng khi sử dụng Internet, tránh những trường hợp rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Những thông tin mới nhất về công nghệ sẽ liên tục được RemaxVietNam cập nhật sớm nhất từng ngày. Mời bạn đón đọc trong những bài viết sau nhé. Hãy cùng chia sẻ cảm nhận về thực trạng lớn này, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Xem thêm: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG E-VOUCHER