Mỹ không thể lắp ráp iPhone vì không thể sản xuất ốc vít
Với việc sản xuất một chiếc Mac Pro, Apple đã gặp khó khăn vì thiết số lượng ốc vít cần có. Giấc mơ về một chiếc iPhone được sản xuất tại Mỹ có vẻ là rất khó xary ra ngay lúc này.
Mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang cùng với chính sách sản xuất thiết bị tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump, Apple khó có thể mang dây chuyền về quê nhà.
Khó khăn nằm ở thiếu ốc vít
Năm 2012, CEO Tim Cook thông báo Apple sẽ sản xuất máy Mac tại Mỹ. Đây là sản phẩm đầu tiên của Apple được công nhân Mỹ sản xuất sau nhiều năm, khoác lên mình dòng chữ “ Assembled in USA” ( Được lắp ráp tại Mỹ )
Tuy nhiên, khi công ty bắt đầu sản xuất thiết bị có giá 3.000 USD tại Austin, Texas khó khăn bắt đầu xảy ra: Ba nhân viên làm trong dự án không thể tìm đủ nguồn cung cấp ốc vít cho máy Mac.
Tại Trung Quốc, Apple có một số đối tác có khả năng sản xuất số lượng ốc vít lớn. Nhưng với Texas lại chẳng thế bói ra được nhà cung cấp ốc vít nào. Quá trình sản xuất phiên bản Mac bị cản trở bởi xưởng cơ khí 20 nhân viên có thể sản xuất tối đa 1000 ốc vít mỗi ngày.
Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến đợt giao hàng tại Mỹ bị trì hoàn trong nhiều tháng. Sau đó, Apple đã phải đặt hàng ốc vít từ Trung Quốc.
Những thử thách ở Texas mà Apple gặp phải nếu cố gắng đưa lượng lớn dây chuyền của họ ra khỏi Trung Quốc. Apple đã nhận ra rằng, không có một quốc gia nào kể cả Mỹ có thể vượt qua Trung Quốc về quy mô, cơ sở hạ tầng và chi phí sản xuất.
Apple đã tìm kiếm nhiều phương pháp nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Việt Nam và Ấn Độ là con số nằm trong những phương án này. Bản thân Apple cũng lo ngại việc quá phụ thuộc vào dây truyền của Trung Quốc có thể dẫn tới rủi ro trong bối cảnh chiến tranh thương mại hiện nay.
Tim Cook nói “Người Trung Quốc có kỹ năng tốt đến mức khó tin”, Để sản xuất Apple bạn phải có những cỗ máy tinh vi và những người biết cách điều khiển chúng
Cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công
Quá trình lắp ráp là giai đoạn tốn nhiều công sức nhất. Tim Cook thường phản đối ý kiến, iPhone được sản xuất ở Trung Quốc. Hãng cũng nói rằng Corning, và nhà máy ở Kentucky sản xuất nhiều màn hfinh iPhone cùng một công ty Allen, Texas đã làm ra công nghệ laser nhận diện khuôn mặt.
Lao động giá rẻ là lý do vì sao Apple luôn đặt dây chuyền tại Trung Quốc. Mức khởi điểm của công nhận lắp ráp sản phẩm là 3,15 USD/h. Trong khi số tiền phải trả cho công nhân tại Mỹ là cao hơn thế nhiều lần.
Chính vì vậy, chẳng ai lại đầu tư dây chuyền sản xuất ốc vít tại Mỹ bởi những linh kiện như thế có thể mua ở thị trường ngoài với rẻ hơn. Quy mô của các công ty cung ứng tại Mỹ nhỏ hơn các công ty tại Trung Quốc, những công việc tại Trung Quốc được nhiều công nhân hoàn thành. Trong khi đó, ở Mỹ công nhân thường xuyên quá tải vì thế cũng bị chậm đi.
Bên cạnh đó, công nhân Mỹ cũng không sẵn sàng làm cả đêm và ngày. Còn ở Trung Quốc, lao động chấp nhận làm việc cả ngày và cả đêm hoặc có nhiều ca làm việc trong mọi khung giờ.
Bà Sunsan cho rằng, Apple có thể sản xuất nhiều hơn tại Mỹ, nếu chịu đầu tư thời gian, tiền bạc và các loại robot, kỹ sư chuyên ngành thay vì nhân công giá rẻ. Chính phủ cũng cần đào tạo nghề, phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên rất khó để tất cả những yếu tố trên cũng diễn ra.
>>> Xem thêm: Bản cập nhật iOS 12.1.4 để khắc phục lỗi nghe lén FaceTime hiển thị trong Analytic