Tại sao nhiều điện thoại vẫn chỉ sử dụng sạc chậm?
Sạc nhanh đã trở thành một tính năng phổ biến, nhưng không phải tốc độ của model nào, hãng nào cũng giống nhau. Đây là một thực tế khó chịu trong thế giới smartphone hiện đại, đặc biệt là khi những thiết bị cầm tay này sở hữu các viên pin có dung lượng ngày càng lớn hơn.
Sạc nhanh cùng thời lượng pin đủ sử dụng cả ngày – đây là điều chắc chắn có thể làm được. Tuy nhiên, có tương đối ít smartphone cung cấp những khả năng này và tốc độ sạc bằng dây chậm vẫn là một vấn đề đối với nhiều thiết bị hiện đại.
Chẳng hạn, Realme 5 đang bị mắc kẹt ở công suất sạc 10W. Ngay cả LG V60 mới cũng chỉ đạt mức 18W khi sạc ở chế độ Quick Charge. Con số đó khá thấp so với những giải pháp sạc 40W, 50W hay thậm chí 65W từ các đối thủ đến từ Trung Quốc như Huawei, Oppo hay Xiaomi.
Chi phí và độ phức tạp
Mặc định, các thiết bị USB-C chỉ hỗ trợ công suất sạc 7,5W. Dẫu vậy, tất cả các chiếc điện thoại ngày nay (trừ phân khúc giá siêu rẻ) đều hỗ trợ tốc độ sạc nhanh hơn, với 15W là mức tối thiểu.
Một lý do tại sao một số chiếc điện thoại không có sạc nhanh đó chính là chi phí và độ phức tạp trong việc tạo ra mạch sạc nhanh. Sạc nhanh chắc chắn không rẻ. Những thiết bị này yêu cầu đến các con chip riêng biệt để xử lý quá trình giao tiếp năng lượng, transistor nhằm chuyển đổi dòng điện đến pin và dĩ nhiên, chất lượng của những viên pin có thể xử lý sạc nhanh.
>>>> Phụ kiện điện thoại thông minh giá tốt của Remax
Tốc độ sạc càng nhanh, chất lượng của những linh kiện này càng phải cao. Các linh kiện này cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu về kỹ thuật cũng như thời gian phát triển. Đây là những điều mà các OEM có chi phí thấp hơn khó có thể đầu tư.
Chi phí và độ phức tạp này không chỉ đến từ phía smartphone. Những bộ sạc công suất cao cũng cần đến những linh kiện chất lượng cao, có thể tản đi lượng nhiệt lớn tỏa ra. Những bộ sạc mạnh mẽ thường rất lớn và cồng kềnh.
Dù vậy, những tiến bộ như công nghệ GaN đang giúp các bộ sạc này trở nên phổ biến và nhỏ gọn hơn.
Tuy nhiên, rào cản này không phải là vấn đề đối với những chiếc smartphone tầm trung và flagship. Những linh kiện sạc nhanh hoàn toàn phù hợp cho một thiết bị có giá trên 60 USD. Thế nên, lý do gì khác mà chỉ có một vài chiếc điện thoại lại có tốc độ sạc nhanh hơn so với số khác?
Phổ cập và độc quyền
Những chiếc điện thoại có tốc độ sạc nhanh nhất trên thị trường đều sử dụng công nghệ độc quyền của riêng mình. Điều đó rất tốt, nhưng nó chỉ hoạt động khi bạn sử dụng bộ sạc chính hãng của chiếc điện thoại, hoặc thậm chí là đúng sợi dây cáp. Google Pixel 4 sẽ không sạc khi sử dụng những sợi dây cáp không chuẩn.
Ngay cả khi không sử dụng điện thoại Pixel, bạn có thể sẽ cần đến những sợi cáp có khả năng truyền tải 3A hoặc thậm chí 5A cho một số chuẩn sạc độc quyền.
Tỷ lệ phần trăm số lượng phụ kiện của bên thứ ba tương thích với chuẩn Quick Charge của Qualcomm hay USB Power Delivery đang ngày càng tăng lên. Nếu bạn muốn một chiếc điện thoại có thể sạc nhanh thông qua nhiều cục sạc dự phòng, sạc xe hơi hay càng nhiều bộ sạc càng tốt thì bạn nên tìm đến một trong hai chuẩn này. Với ý nghĩ đó, nhiều OEM không muốn đầu tư vào một giải pháp độc quyền đắt tiền.
>>> Cáp sạc iPhone thông minh giá tốt
Các OEM lớn như LG, Motorola hay nhiều hãng khác, đã chọn cách áp dụng Quick Charge của Qualcomm trong nhiều năm trước khi USB-C và USB PD xuất hiện. Một số OEM giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Qualcomm, có thể là vì sự thuận tiện, chi phí, những hợp đồng thỏa thuận, hoặc có lẽ chỉ là sự quen thuộc.
Phiên bản Quick Charge 4.0+ mới nhất mang đến công suất sạc 18W đối với những sản phẩm Quick Charge và 27W khi kết nối với bộ sạc USB PD.
Chuẩn sạc USB Power Delivery mới hỗ trợ tốc độ sạc lên tới 45W và thậm chí cao hơn cho laptop. Những nhà sản xuất điện thoại và phụ kiện cũng đang ngày áp dụng tiêu chuẩn này, nghĩa là nó sẽ sớm trở thành mặc định. Dù không phải là nhanh nhất, thế nhưng, USB PD lại mạnh mẽ hơn và đang ngày được hỗ trợ rộng rãi hơn trong ngành công nghệ.
Đảm bảo pin bền lâu
Lý do cuối cùng khiến một vài công ty không muốn đẩy tốc độ sạc nhanh vượt quá con số 30W là do tác động của việc sạc nhanh đến dung lượng và tuổi thọ của pin. Nếu một nhà sản xuất muốn đảm bảo chiếc điện thoại của mình hoạt động tốt trong 2 – 3 năm, giảm tốc độ sạc xuống sẽ giúp ích rất nhiều.
Theo thử nghiệm của Xiaomi, việc chuyển từ USB Power Delivery 30W sang giải pháp sạc nhanh 100W của họ sẽ khiến dung lượng pin bị giảm khoảng 20%. Thế nên, một viên pin 5.000mAh trên danh nghĩa sẽ chỉ có dung lượng 4.000mAh.
Rõ ràng, đây không phải là một sự đánh đổi tuyệt vời đối với hầu hết mọi thiết bị. Điều này được gọi là suy thoái do sạc gây ra. Nó sẽ xảy ra dần dần theo thời gian, và tất cả mọi viên pin đều sẽ bị suy thoái, nhưng sạc 100W lại khiến dung lượng giảm nhanh hơn so với 30W.
Hơn nữa, sạc với công suất cao hơn cũng sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn. Và như chúng ta đã biết, nhiệt độ chính là kẻ thù số một đối với sức khỏe của pin. Dù sạc nhanh hơn đồng nghĩa rằng thiết bị mất ít thời gian để tích tụ nhiệt, thế nhưng, rất khó để xác định chính xác vấn đề này ảnh hưởng bao nhiêu.
Cuối cùng, sạc công suất cao sẽ tạo ra sức ép cho những viên pin điện thoại. Những đổi mới về vật liệu pin cùng dung lượng lớn hơn được sinh ra để chống lại sự đánh đổi này, nhưng chắc chắn, chi phí sẽ tăng lên.
Có thể thấy có rất nhiều lý do dẫn đến một số nhà sản xuất không muốn tập trung phát triển tốc độ sạc quá nhanh cho thiết bị của mình, từ chi phí để sản xuất đến sự độc quyền về công nghệ lẫn mục đích đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị.
Sự đầu tư này thực sự là chưa cần thiết, công suất khoảng 25 – 45W có sẵn hiện nay đã đủ nhanh và phù hợp với tuổi thọ của smartphone.
Nếu bạn thấy thông tin này có hữu ích với bạn thì hãy nhớ like và share cho Remax nhé.