LinkedIn bị kiện vì đọc trộm dữ liệu người dùng trên iPhone


Một người dùng tại Mỹ đã kiện LinkedIn vì phát hiện ứng dụng này đọc dữ liệu clipboard trên thiết bị chạy iOS 14 của ông mà không được phép. Theo Yahoo Finance, người khởi kiện có tên Adam Bauer.

LinkedIn bị kiện vì đọc trộm dữ liệu người dùng trên iPhone

Trong đơn gửi lên tòa án liên bang San Francisco, ông cho biết LinkedIn đã thu thập thông tin cá nhân của người dùng iPhone và iPad thông qua clipboard (bộ nhớ tạm) nhưng không hề thông báo hoặc xin phép.

Bên cạnh đó, Bauer cũng cho rằng, LinkedIn có thể đã đánh cắp dữ liệu trên máy Mac thông qua Universal Clipboard - tính năng sao chép văn bản, hình ảnh, ảnh và video trên một thiết bị, sau đó dán nội dung lên một thiết bị khác trong hệ sinh thái Apple.

Vụ kiện sau đó được tòa án phân loại là vi phạm luật pháp và các quy tắc xã hội theo luật bang California. Theo 9to5mac, đây là lần đầu tiên người dùng nộp đơn kiện dựa trên một tính năng bảo mật của iOS.

Xem thêm:

Sau khi bị nêu tên và quay lại hành vi đọc clipboard liên tục, Phó chủ tịch Erran Berger của LinkedIn giải thích đây là một phần trong bài kiểm tra "đảm bảo tương đương" giữa bộ nhớ đệm và những gì người dùng đang gõ ra. "Chúng tôi không lưu trữ hay gửi đi các nội dung trong clipboard", ông Berger khẳng định.

LinkedIn bị kiện vì đọc trộm dữ liệu người dùng trên iPhone

LinkedIn thành lập năm 2012, là mạng xã hội chuyên về tuyển dụng và tìm kiếm việc làm lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 400 triệu thành viên. Tháng 6/2016, trang này đã bị Microsoft mua lại với giá 26,2 tỷ USD.

Apple vừa ra bản iOS 14 cho người dùng thử nghiệm cách đây ít lâu. Nền tảng này được bổ sung nhiều tính năng mới, trong đó có cảnh báo khi ứng dụng đọc clipboard. Tính năng này đã "phơi bày" việc hàng chục ứng dụng tự động thu thập trái phép dữ liệu bộ nhớ tạm của người dùng.

LinkedIn bị kiện vì đọc trộm dữ liệu người dùng trên iPhone

Nhiều nhà phát triển cho biết ứng dụng của họ, bao gồm cả LinkedIn và TikTok, sẽ dừng hành vi đọc clipboard trong bản cập nhập tiếp theo. Các nhà phát triển đã khẳng định phần mềm chỉ đọc nội dung, không copy dữ liệu. Dù vậy, không ít chuyên gia lo ngại hành vi này có thể bị khai thác để đánh cắp thông tin nhạy cảm, nhất là khi người dùng vẫn có thói quen sao chép mật khẩu, địa chỉ email, địa chỉ tiền ảo... từ tài khoản này sang tài khoản khác.

Dù việc đọc clipboard vốn vẫn được cho là quyền đương nhiên của ứng dụng, vấn đề ở đây là người dùng, thậm chí các nhà phát triển nếu không có mã nguồn sẽ không thể biết được việc đọc clipboard nhằm thực hiện tác vụ gì. Nhiều lời giải thích, như của LinkedIn là để "đảm bảo tương đương", hay của TikTok là chức năng "chống spam", cũng không giúp mọi việc rõ ràng hơn.

Nếu bạn thấy thông tin thú vị và bổ ích, đừng ngần ngại để lại một like và share. Bạn có thể chia sẻ ý kiến của mình dưới phần bình luận! Và đừng quên đồng hành và theo dõi cùng Remax Vietnam để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến công nghệ nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác.

Nguồn: www.digitaltrends.com